Hạ đường huyết ở trẻ em là tình trạng lượng đường trong máu giảm dưới mức bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài rất dễ gây gây tổn thương não có thể không hồi phục. Chính vì vậy các bậc phụ huynh không nên bỏ qua bài viết này, hãy trang bị đầy đủ kiến thức để bảo vệ con một cách tốt nhất. 

1. Hạ đường huyết ở trẻ em nguy hiểm đến mức nào?

Hạ đường huyết ở trẻ em hay gọi là bệnh đường huyết thấp, một số triệu chứng thường kết hợp với các rối loạn chức năng khác như trẻ cảm thấy rất đói, thường xuyên co thắt dạ dày, chân tay bủn rủn, mệt lả,…

hạ đường huyết ở trẻ em
Hạ đường huyết gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ 

Một số biểu hiện khi trẻ mắc hạ đường huyết ở mức độ nhẹ:

  • Trẻ thấy đói bụng cồn cào 
  • Nhức đầu, hoa mắt, vã mồ hôi, chân tay run rẩy
  • Người mệt lả, chân tay lạnh, mạch nhanh
  • Thay đổi tâm trạng đột ngột, bỗng nhiên khóc mà không rõ lý do
  • Nếu là trẻ sơ sinh thì thường bỏ bú, khóc yếu, lừ đừ, vã mồ hôi và tay chân lạnh.

Hạ đường huyết ở mức độ nặng có những biểu hiện sau:

  • Hôn mê, co giật hoặc thậm chí ngừng thở
  • Rối loạn thần kinh và tri giác
  • Rối loạn nhịp tim, hô hấp và huyết áp
  • Giảm trương lực cơ
  • Tình trạng hạ đường huyết nếu kéo dài sẽ gây tổn thương não có thể không hồi phục, rất nguy hiểm 

Hạ đường huyết ở trẻ em nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé, gây một số di chứng về thần kinh như: chậm phát triển tâm thần vận động, ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn,…Nặng hơn có thể dẫn đến bệnh động kinh hoặc tử vong.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh hạ đường huyết ở trẻ em 

1. Hạ đường huyết mức độ nhẹ ở trẻ em 

Có rất nhiều lý do dẫn đến hạ đường huyết ở trẻ em ở mức độ nhẹ, tiêu biểu như là: do trẻ nhịn ăn, đói. Đối với những trẻ lớn khi phát hiện trẻ có những biểu hiện của hạ đường huyết, phụ huynh nên cho con ăn ngay các loại thức ăn như bột, cháo sữa,….

hạ đường huyết ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hạ đường huyết ở trẻ em 

Đối với hạ đường huyết ở trẻ em từ 35-36 tuần hoặc đủ tháng mẹ cần cho con bú sớm ngay sau khi đẻ. Nếu vì lý do nào đó mà trẻ không thể bú mẹ thì cần sự can thiệp của bác sĩ, chăm sóc bằng cách truyền dung dịch đường. 

2. Hạ đường huyết nặng do bệnh lý

Nhiều trẻ bị hạ đường huyết nặng do liên quan đến bệnh lý, đối với những trường hợp này cần được định hướng glucose một cách chính xác. Không chỉ dựa vào những triệu chứng lâm sàng, chúng ta cần làm thêm các xét nghiệm:

– Dextrostix

– Đường huyết

– Nồng độ insulin máu (hạ đường huyết kéo dài nghi u tụy).

– Nồng độ cortisol máu (nghi suy thượng thận cấp)

– Xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt khi cần: công thức máu,…

Điều trị dứt điểm bệnh hạ đường huyết ở trẻ em 

Nguyên tắc điều trị: 

  • Truyền đường ưu trương
  • Giữ đường huyết ở mức 4-8 mmol/l
  • Khi có kết quả Dextrostix hoặc nghi ngờ hạ đường huyết cần tiến hành điều trị ngay 
  • Sớm chuyển bú đường qua đường miệng

Điều trị tại nhà: 

  • Nhanh chóng cho trẻ uống nước đường hoặc cho bé ăn một số thực phẩm chứa lượng đường cao như kẹo, nước ép trái cây, nước ngọt, mật ong,…
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên, cứ 15 phút kiểm tra 1 lần 
  • Theo dõi tình trạng của bé và đưa ngay đến bệnh viện nếu còn có các biểu hiện sau:
  • Chỉ số đường huyết thấp
  • Dù đã được xử lý tại nhà nhưng bé không có tiến triển tốt
  • Trẻ bị đái tháo đường và có các dấu hiệu hạ đường huyết nghiêm trọng hoặc bất tỉnh
  • Bố mẹ cần thận trọng và luôn chuẩn bị sẵn máy đo đường huyết, nhiệt kế, máy đo huyết áp
hạ đường huyết ở trẻ em
Cha mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức để chăm sóc trẻ bị hạ đường huyết 

Điều trị tại bệnh viện: 

Nếu bố mẹ đã tiến hành điều trị tại nhà nhưng bé không có dấu hiệu tốt lên thì cần đưa ngay đến bệnh viện gần nhất. Tại đấy các y, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp điều trị phù hợp. 

Đối với trẻ mất ý thức, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm bắp hoặc tĩnh mạch một lượng glucagon phù hợp với thể trạng. Còn đối với trẻ còn ý thức thì nạp glucose bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch. 

Điều trị tiếp theo:

  • Bé sẽ được theo dõi dấu hiệu sinh tồn và theo dõi thị giác. Thường trẻ sau khi truyền dung dịch sẽ nhanh chóng tỉnh lại. Tuy nhiên nếu tình trạng hạ đường huyết ở trẻ em chuyển nặng và kéo dài thì bé chưa thể tỉnh lại ngay.
  • Theo dõi đường huyết, tìm và điều trị nguyên nhân gây hạ đường huyết. Khi trẻ đã tỉnh táo kèm mức đường huyết trên 45 mg/dl (2,5 mmol/l), cần xét nghiệm ít nhất 2 lần  rồi mới đổi sang ăn uống haowjc bú sữa bằng đường miệng. 

Bệnh hạ đường huyết ở trẻ em sẽ không quá nguy hiểm nếu như bố mẹ biết cách nhận biết và có những phương án xử lý tại nhà kịp thời. Hãy trang bị cho mình thật đầy đủ kiến thức để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho bé và nếu còn thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi bằng cách truy cập website https://mevaconyeu.vn/ hoặc hotline tel 0969844984 để được tư vấn miễn phí 

G-N60GGSY5TX
Call Now Button