Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không và cha mẹ cần lưu ý những gì để đảm bảo sự phát triển của bé? Đây luôn là câu hỏi được hầu hết các bậc phụ huynh quan tâm. Chúng ta hãy cùng nhau tìm ra câu trả lời và cách trị dứt điểm bệnh này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Biểu hiện của bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh

Bệnh chàm vành tai thường hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cũng tương tự như bệnh chàm nó cũng được tạo thành gồm 3 giai đoạn: Cấp tính, bán cấp tính và mãn tính. Các tổn thương tập trung ở ống tai, vành tai và các vùng da lân cận khiến bé ngứa rát, khó chịu. 

Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh
Nhận biết bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh

Bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh thường có những biểu hiện dưới đây, các cha mẹ cần lưu ý để phát hiện bệnh kịp thời:

  • Thường xuyên cào, kéo vành tai do ngứa ngáy khiến bé khó chịu
  • Vùng da ở tai bị tổn thương, thường có hiện tượng phát ban, nổi sần
  • Các nốt sần dần dần hình thành, mụn nước. Các mụn nước này sẽ vỡ ra và tiết chất dịch
  • Bé đau rát, quấy khóc nhiều hơn do chất dịch tiết ra lây lan sang các vùng lân cận
  • Khi chất dịch tiết ra sẽ đóng vảy và có xu hướng bong tróc

Nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm tai ở trẻ em là do cơ thể các con quá nhạy cảm hoặc do di truyền. Ngoài ra một số yếu tố từ môi trường bên ngoài như khí hậu, thời tiết thay đổi, chế độ dinh dưỡng cũng khiến bùng phát các triệu chứng của bệnh.

2. Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé không?

Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé nhưng các triệu chứng của bệnh gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện ở con. Vì vậy cha mẹ cần quan tâm, chú ý và có các biện pháp điều trị cũng như chăm sóc an toàn để cải thiện tình trạng bệnh lý này. 

Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh
Bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh khiến bé khó chịu, quấy khóc

Khi con bị bệnh, các triệu chứng như ngứa rát, khó chịu sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và quá trình hoàn thiện miễn dịch. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bé, nhưng về lâu dài thì đây lại là một tác động lớn đến sự phát triển về sức khỏe cũng như tinh thần của trẻ.

Hơn nữa, các vết sần nếu không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến nhiễm trùng da. Vì vậy, khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn hãy đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh xảy ra các rủi ro đáng tiếc. 

3. Cách trị dứt điểm bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh

Khi nghi ngờ trẻ bị bệnh chàm vành tai thì các mẹ hãy mau đưa trẻ đến bệnh viện để hỏi ý kiến bác sĩ về một số vấn đề sau:

  • xác định các dấu hiệu xem có đúng bệnh chàm vành tai không
  • Tìm ra nguyên nhân gây bùng phát các triệu chứng để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp 
  • Xác định mức độ của bệnh vành tai ở trẻ sơ sinh
  • Tùy vào từng trường hợp, mức độ triệu chứng bệnh chàm mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị cũng như chăm sóc da cho trẻ phù hợp.
Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh
Điều trị bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp Tây y và Đông y

Điều trị bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh bằng thuốc tây

Sử dụng thuốc tây là một trong những cách các mẹ áp dụng khá phổ biến, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc Tây để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Đó có thể là các loại thuốc ở dạng uống, bôi hoặc kết hợp cả uống và bôi. 

Điều trị bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh bao gồm chăm sóc tại chỗ, sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau và một số biện pháp tăng cường hệ miễn dịch. Dù là điều trị ở giai đoạn nào thì các mẹ cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện để tránh những rủi ro không đáng có.

  • Chăm sóc tại chỗ: Ở giai đoạn này chúng ta nên ưu tiên việc làm sạch trước tiên, nếu bị chảy mủ ở vị trí tai thì nên bôi thuốc Nitrat bạc 5% cho trẻ. Trong trường hợp nặng hơn, có bội nhiễm vi khuẩn thì cần bôi thuốc xanh Methylen và nhỏ thuốc tai thành phần có chứa Steroids ngay. 
  • Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng: Augmentin, Cefuroxime, Cefixime, Levofloxacin…
  • Thường dùng Paracetamol 30 – 40 mg/kg/ngày. để giảm đau cho trẻ
  • Nên bổ sung một số loại thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho bé như: B Complex C, Vitamin PP, calcium C.

Điều trị bằng bài thuốc dân gian

Phương pháp dân gian cũng được ông bà ta áp dụng từ thời xưa trong một số trường hợp bệnh có triệu chứng nhẹ. Các cách được áp dụng như: đắp lá trà xanh, lá trầu không…phương pháp này vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả cao.

Cách thực hiện cũng khá đơn giản: Sử dụng một nắm trầu không mang rửa sạch, sau đó mang đi xay nhỏ, vắt lấy phần nước cốt. Mỗi ngày 2 lần, dùng dung dịch vừa thu được để bôi lên vết chàm cho bé. 

Chúng tôi đã cung cấp toàn bộ thông tin về bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị. Mong rằng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi bằng cách truy cập website https://mevaconyeu.vn/ hoặc hotline 0969844984 để được tư vấn kịp thời. 

G-N60GGSY5TX
Call Now Button