Viêm da ở trẻ gây nên những triệu chứng khó chịu, kéo dài dai dẳng như: ngứa ngáy, da đỏ rát,…Đặc biệt trong giai đoạn thời tiết hanh khô cũng có chuyển biến tăng nặng. Nếu mẹ bỉm sữa đang lo lắng về tình trạng viêm da của con mình thì hãy tham khảo nguyên nhân và những điều cần tránh qua bài viết sau.
Viêm da ở trẻ là bệnh gì?
Viêm da ở trẻ còn có tên gọi là bệnh chàm, là một bệnh viêm da mãn tính có xu hướng tái phát thường xuyên. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và thường khởi phát ở trẻ nhỏ. Bình thường làn da sẽ có một lớp màng bảo vệ để ngăn không cho nước trong da bị bốc hơi kèm theo đó là bảo vệ làn da tránh khỏi các tác nhân xấu từ bên ngoài.
Tuy nhiên với những trẻ nhỏ bị viêm da, lớp màng bảo vệ này bị tổn thương khiến cho làn da của bé bị khô, mất nước và các vi khuẩn ở bên ngoài dễ dàng xâm nhập gây nên mụn đỏ, ngứa ngáy.
Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm da cơ địa là gì?
Viêm da ở trẻ là bệnh lý thường gặp, nguyên nhân sinh bệnh khá phức tạp trong đó có yếu tố quan trọng là gen và rối loạn miễn dịch. Bên cạnh đó môi trường cũng là yếu tố quan trọng trong việc làm khởi phát bệnh cũng như khiến bệnh có triệu chứng tăng nặng như thời tiết, không khí hanh khô.
Đồng thời tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật hoặc từ thức ăn như thịt bò, đậu phộng, tôm, cua,…
Cách điều trị viêm da ở trẻ
Điều trị bệnh lý viêm da thường gặp ở trẻ sẽ tập trung vào việc loại bỏ triệu chứng, giảm tình trạng ngứa ở da, giúp da trẻ nhanh dịu, đủ độ ẩm và tránh nhiễm trùng da. Một số phương pháp điều trị bệnh viêm da ở các bé như sau.
Điều trị tại nhà
Sau khi cho con đi khám với bác sĩ và có hướng dẫn điều trị bệnh tại nhà, các mẹ cần tuân thủ phác đồ điều trị cho bé và tái khám đúng lịch. Bên cạnh đó có thể áp dụng một số phương pháp điều trị dân gian như lá trầu không, trà xanh, lá khế, gừng, nghệ,….
Ưu điểm của những loại thảo mộc này là lành tính, an toàn, giá thành rẻ, giảm ngứa chống viêm. Tuy nhiên bố mẹ nên chọn loại thảo mộc trồng tự nhiên, không nhiễm thuốc trừ sâu.
Sử dụng thuốc
Thuốc điều trị sẽ phù hợp với từng giai đoạn và mức độ của bệnh và có thể dùng theo 2 giai đoạn như sau:
- Sử dụng corticosteroid tại chỗ
- Sử dụng tacrolimus, pimecrolimus tại chỗ
Cách chăm sóc bé bị bệnh viêm da
Theo các y bác sĩ, 90% các trường bé viêm da ở bé sẽ khỏi sau năm 2 tuổi. Nếu bước vào giai đoạn mãn tính thì chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên để hạn chế tình trạng bệnh, mẹ nên áp dụng cách chăm sóc bé bị viêm da như sau:
- Tắm cho con hàng ngày với thời gian không quá 5 phút. Đặc biệt nên dùng các loại sữa tắm lành tính, dịu nhẹ và không chứa chất tẩy.
- Bôi chất làm mềm và dưỡng da mỗi ngày cho bé ngay cả khi không bị tổn thương da. Sau vài phút tắm thì mẹ dùng khăn thấm nhẹ và bôi kem dưỡng, kết hợp bôi thuốc theo quy định bác sĩ.
- Hướng dẫn con không gái, không chà, cho con đeo găng tay, tất khi ngủ để tránh tình trạng gãi ngứa làm tổn thương da.
- Chủ động tìm kiếm thông tin về bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em để phòng ngừa tái phát.
Cách phòng tránh bệnh viêm da ở trẻ nhỏ
Viêm da là bệnh dễ khởi phát bởi các yếu tố đến từ môi trường. Để phòng ngừa bệnh này thì bố mẹ nên áp dụng một số điều sau:
- Cho con bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời để tăng cường hệ miễn dịch.
- Nên giữ cho khu vực phòng ngủ và môi trường xung quanh bé được thoáng khí, mát mẻ và độ ẩm phù hợp.
- Tắm cho con mỗi ngày kèm theo sử dụng kem dưỡng da lành tính để duy trì độ ẩm và cân bằng da.
- Chọn sữa tắm có độ pH phù hợp , không kích ứng và không chứa chất tẩy rửa.
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Một số thực phẩm được cho là có liên quan đến việc khởi phát và khiến bệnh nặng lên như thịt bò, trứng gà,…Do đó bố mẹ cần lưu ý trong chế độ ăn, nếu thấy con có dấu hiệu dị ứng với các thực phẩm trên thì nên tránh cho bé.
- Tránh các yếu tố có nguy cơ như khí hậu khô, bụi. lông động vật, phấn hoa,…
Viêm da ở trẻ là bệnh lý không hề hiếm gặp và có thể chuyển biến phức tạp nếu không được điều trị đúng cách. Bố mẹ nên lưu ý trong việc chăm sóc con và đưa con đến cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi gần nhất để được điều trị trong trường hợp có những triệu chứng tăng nặng.