Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách là yếu tố quan trọng góp phần giúp con nhanh chóng khỏi bệnh và tránh những biến chứng nguy hiểm không may có thể xảy ra. Loại bệnh này thường xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi, nên các bậc phụ huynh nên biết cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Bệnh tay chân miệng là loại bệnh phổ biến và thường xuất hiện quanh năm, đỉnh điểm là vào 2 khoảng thời gian: tháng 2 đến tháng 4 và tháng 9 đến tháng 12. Loại virus này lây qua đường tiếp xúc như đường: dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các nốt phỏng, phân hoặc chất nôn từ bé bị nhiễm bệnh.
Trẻ bị tay chân miệng thường có những dấu hiệu nổi bật sau
- Sốt nhẹ, quấy khóc, biếng ăn và ỉa lỏng vài lần trong 1 ngày. Đây là những triệu chứng nhẹ ban đầu.
- Thời gian từ 3 đến 10 ngày các triệu chứng sẽ rõ ràng hơn, cụ thể như:
- Loét miệng: Trong giai đoạn này bé thường bỏ bú, bỏ ăn, chảy dãi nhiều do vết loét đỏ của các phỏng nước ở niêm mạng miệng, lợi và lưỡi.
- Phỏng nước: Trong lòng bàn tay, bàn chân, gối và mông bắt đầu xuất hiện các nốt phỏng nước.
Sau từ 8 đến 12 ngày chữa trị, bé có thể hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng. Cha mẹ cần chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách để tránh một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như:
- Viêm não, viêm màng não
- Viêm cơ tim, suy tim, tăng huyết áp, phù phổi cấp hoặc trụy mạch
Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng an toàn
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng NÊN làm gì?
Đối với các trường hợp trẻ bị tay chân miệng ở mức độ nhẹ thì có thể chăm sóc và theo dõi điều trị tại nhà. Tuy nhiên, người chăm sóc trẻ bị tay chân miệng lưu ý những điều nên làm dưới đây:
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé theo từng độ tuổi, chia thành nhiều bữa trong ngày và cho bé ăn lỏng. Trẻ sơ sinh vẫn tiếp tục cho bú sữa mẹ.
- Vê sinh răng miệng, cơ thể và bôi thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Có thể sử dụng gạc vệ sinh răng miệng của Altawell.
- Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi và đồ dùng cá nhân của trẻ
- Quần áo, tã lót của trẻ bệnh được ngâm bằng dung dịch sát khuẩn trước khi giặt sạch. Sàn nhà cũng được lau bằng dung dịch sát khuẩn.
- Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng nên cẩn thận và giữ vệ sinh sạch sẽ vật dụng, đồ chơi của bé
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng KHÔNG NÊN làm gì?
Khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, các mẹ không nên làm những điều sau:
- Cho con ăn các đồ ăn thô cứng, chua, cay nóng vì sẽ làm trẻ đau miệng và họng hơn và không nên ép trẻ ăn nhiều.
- Trẻ tiếp xúc với các trẻ khác, vì như vậy dịch bệnh rất dễ lây lan.
- Cho con dùng thuốc vô quy định, không theo lời khuyên của bác sĩ
- Không vệ sinh răng miệng, đồ chơi , vật dụng của con một cách sạch sẽ.
- Kiêng tắm, chúng ta vẫn nên tắm rửa, vệ sinh thân thể nhẹ nhàng cho bé hằng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn.
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay
Ở mức độ nhẹ, chúng ta có thể chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà. Tuy nhiên khi theo dõi thấy bé có những biểu hiện dưới đây, bố mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện để tránh những rủi ro nguy hiểm:
- Sốt cao kéo dài trên 3 ngày, trẻ nôn ói nhiều cộng thêm hay ngủ gà
- Tay chân run rẩy, chới với
- Các mụn nước có xu hướng ngày càng lan rộng và nặng hơn
- Hơi khóc yếu, khó thở hoặc thở nhanh, da nổi vằn,…
- Dễ bị giật mình, hoảng hốt, mắt lờ đờ
- Bệnh tay chân miệng ở trẻ nếu kéo dài sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm
Nếu kéo dài, bệnh tay chân miệng ở trẻ em sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm liên quan đến hệ thần kinh, đường hô hấp,…Và hiện tại bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị, các bác sĩ sẽ tập trung điều trị hỗ trợ. Chính vì vậy, nếu bệnh chuyển nặng cần được phát hiện và tiến hành chữa trị sớm để không có những biến chứng nguy hiểm.
Hy vọng qua bài viết này các bậc phụ huynh đã có thêm kiến thức về chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà cũng như một số dấu hiệu cần đưa bé nhập viện ngay. Đừng quên theo dõi website https://mevaconyeu.vn/ để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích về mẹ và bé, hoặc liên hệ hotline 0963062905 để được hỗ trợ miễn phí.