Mẹo xử trí khi bé sơ sinh bị ngạt mũi

Thời tiết giao mùa dễ khiến các bé đặc biệt là bé sơ sinh bị ngạt mũi, ho nhiều… Khi trẻ bị ngạt mũi việc xử lý đúng cách sẽ giúp trẻ dễ thở và giảm thiểu các nguy cơ mắc phải các biến chứng. Mẹ có thể tham khảo một vài mẹo nhỏ sau đây để giúp tình trạng ngạt mũi, ho mà các bé sơ sinh đang mắc phải ở bài viết dưới đây!

Mẹo xử trí khi bé sơ sinh bị ngạt mũi

Dùng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) là một trong những phương pháp an toàn và hiệu quả nhất để giúp bé thông mũi. Đây là dung dịch không gây kích ứng và có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh từ những ngày đầu đời. Việc vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý không chỉ giúp bé long đờm, dễ thở mà còn hỗ trợ làm mũi bé sạch sẽ tránh bị ngạt mũi về sau.

  • Cách thực hiện: Nhỏ từ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi của bé. Điều này sẽ giúp làm lỏng dịch nhầy, từ đó bé dễ thở hơn. Sau đó, dùng dụng cụ hút mũi mềm để hút nhẹ nhàng dịch ra ngoài.

Dùng dụng cụ hút mũi

Sau khi nhỏ nước muối sinh lý, bạn có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút sạch dịch nhầy trong mũi bé. Dụng cụ hút mũi có thể là dạng bóng bóp hoặc dạng ống hút. Việc hút mũi có thể có tác động ngay lập tức giúp bé hết ngạt mũi nhưng phương pháp xử lí hút mũi cần rất cẩn thận.

  • Lưu ý: Khi sử dụng dụng cụ hút mũi, bạn cần thao tác nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương niêm mạc mũi non nớt của bé. Chỉ nên hút mũi khi thực sự cần thiết, không nên lạm dụng.

Nâng cao đầu bé khi ngủ

Ngạt mũi có thể khiến bé cảm thấy khó chịu khi hít thở bình thường, đặc biệt là khi bé nằm bình thường. Để giúp bé thở dễ dàng hơn, bạn có thể nâng nhẹ đầu bé lên khi bé ngủ để dịch nhầy trong mũi chảy ra giúp bé dễ thở và thông mũi cho bé.

  • Cách thực hiện: Đặt một chiếc gối mỏng hoặc khăn mềm dưới đầu bé để đầu bé nâng cao hơn một chút so với phần thân. Điều này giúp dịch nhầy dễ dàng chảy ra ngoài và bé không bị ngạt mũi khi ngủ.

Giữ không khí ẩm trong phòng

Không khí khô có thể làm cho tình trạng ngạt mũi của bé trở nên tồi tệ hơn. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể duy trì độ ẩm trong phòng bằng cách sử dụng máy tạo ẩm hoặc đặt một chậu nước nhỏ trong phòng.

  • Lưu ý: Đảm bảo không khí trong phòng sạch sẽ, thoáng mát và duy trì độ ẩm ở mức từ 40-60%.

Massage mũi cho bé

Massage mũi cho bé

Đây là cách giúp bé thông mũi dễ dàng, và dễ thực hiện nhất đặc biệt rất hiệu quả. Trong trường hợp bé bị nghẹt mũi, bố mẹ cần massage nhẹ nhàng dọc cánh mũi của trẻ để giúp trẻ thở dễ dàng và giảm nghẹt mũi cho trẻ.

  • Cách thực hiện: Dùng ngón tay nhẹ nhàng xoa bóp khu vực giữa hai lông mày và dọc theo cánh mũi của bé. Thực hiện động tác này vài lần trong ngày để giúp bé thông thoáng đường thở.

Tắm nước ấm

Tắm nước ấm cho bé

Kể cả khi trẻ không ngạt mũi thì việc tắm rửa cho trẻ vẫn cần phải sử dụng nước ấm, vì cơ thể trẻ rất yếu nên việc tắm nước ấm sẽ đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Ngoài ra thì việc tắm nước ấm với hơi nóng từ nước sẽ giúp trẻ thông tắc mũi nhanh hơn, dễ dàng tống dịch nhầy ra ngoài.

  • Cách thực hiện: Khi tắm bé, hãy để nước nóng tạo hơi nước nhẹ trong phòng tắm (nhưng không nên quá nóng). Điều này giúp làm ẩm không khí và giúp bé dễ dàng tống dịch nhầy ra ngoài.

Giữ bé ở môi trường thoáng khí

Môi trường dành cho trẻ phải là môi trường trong lành, tránh mọi tác nhân có thể ảnh hưởng tới bé như khói thuốc, phấn hoa, hóa chất, lông thú cưng. Việc giữ cho môi trường sống của trẻ lành mạnh thì khi hô hấp không khí trẻ hít vào sẽ là không khí lành mạnh giúp trẻ tránh được bị nghẹt mũi.

Lưu ý: Thường xuyên vệ sinh môi trường sống của bé và giữ bé tránh xa các tác nhân gây dị ứng như lông thú cưng, phấn hoa, hay hóa chất mạnh.

Không tự ý sử dụng thuốc xịt mũi

Trẻ sơ sinh có cơ thể rất nhạy cảm, việc tự ý dùng các loại thuốc xịt mũi hay thuốc thông mũi có thể gây nguy hiểm. Thuốc xịt mũi thường không được khuyến khích dùng cho trẻ sơ sinh nếu không có chỉ định từ bác sĩ.

Lưu ý: Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho bé.

Tham khảo một số loại xịt mũi họng lợi khuẩn tốt cho bé như xịt họng keo ong Beemedi, xịt mũi họng Subavax, xịt mũi họng lợi khuẩn Altawell,….

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong hầu hết các trường hợp, ngạt mũi ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, bạn nên đưa bé đi khám nếu:

  • Ngạt mũi kéo dài hơn một tuần.
  • Bé khó thở, thở khò khè hoặc ho nhiều.
  • Bé bú kém, bỏ bú hoặc có dấu hiệu mất nước.
  • Bé có dấu hiệu sốt, lờ đờ, mệt mỏi.

Việc bé hay gặp trường hợp ngạt mũi là điều rất bình thường trong quá trình phát triển. Đây là vấn đề không phức tạp mà các bậc cha mẹ có thể dễ dàng xử lí giúp trẻ thông mũi và hết nghẹt mũi bằng những phương pháp rất đơn giản. Nếu xảy ra những trường không ổn thì cần đến các trung tâm y tế gần nhất để xử lí.

Call Now Button