Ngứa bụng khi mang thai là một tình trạng thường gặp và rất dễ xảy ra ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến tâm lý về sau của bà bầu nếu không được xử lý đúng cách và khéo léo. Vậy ngứa bụng trong thai kỳ là do đâu và làm thế nào để giảm thiểu tình trạng này? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách phòng ngừa và những biện pháp điều trị an toàn.
Nguyên nhân gây ngứa bụng trong thai kỳ
Ngứa bụng khi mang thai thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những yếu tố tự nhiên của thai kỳ hoặc mắc phải những bệnh lý nghiêm trọng hơn mà mẹ bầu cần phải chú ý.
Sự căng giãn của da
Một trong những nguyên nhân chính gây ngứa là do sự căng giãn của da. Khi thai nhi phát triển, bụng của mẹ sẽ lớn dần, kéo giãn da bụng. Quá trình này khiến da mất đi độ ẩm tự nhiên, trở nên khô và dễ bị kích ứng. Việc bụng lớn nhanh chóng trong thời gian ngắn cũng có thể khiến da không kịp thích ứng với những thay đổi kích thước dẫn đến bị rạn, gây ngứa dữ dội ở những vùng da bị kéo căng và rạn, không chỉ ở bụng mà còn ở ngực, đùi và mông. Những vết rạn hay căng nếu không xử lí bôi thuốc kịp thời thì dẫn đến các vết đó bị thâm và dễ thành vết ở trên da.
Thay đổi nội tiết tố
Thay đổi hormone là một phần tự nhiên của thai kỳ, và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa bụng. Khi mức estrogen và các hormone khác trong cơ thể tăng cao sẽ khiến da trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Đôi khi, sự thay đổi này có thể dẫn đến tình trạng phát ban hoặc nổi mụn ở bụng, gây ra và làm tăng cảm giác ngứa ở bụng..
Viêm da và các tình trạng da liên quan
Một số phụ nữ có thể mắc các tình trạng viêm da trong suốt thai kỳ. Tình trạng viêm da này sẽ xảy ra 2 trường hợp là mẹ bầu mắc các bệnh về da trước đó hoặc khi vào giai đoạn mang thai mới xuất hiện tình trạng bệnh về da. Chẳng hạn, chàm thai kỳ (PUPPP – Pruritic Urticarial Papules and Plaques of Pregnancy) là một dạng phát ban thường gặp ở phụ nữ khi mang thai, xuất hiện lần đầu chủ yếu ở bụng và có thể lây lan ra các bộ phận khác của cơ thể. Tình trạng này gây ngứa rất khó chịu và thường xuất hiện vào giai đoạn cuối của thai kỳ.
Tình trạng ứ mật thai kỳ
Một nguyên nhân nghiêm trọng hơn nhưng hiếm gặp ở các mẹ trong thời gian mang thai đó là tình trạng ứ mật thai kỳ. Đây là một tình trạng rối loạn gan do sự tích tụ mật trong gan, dẫn đến tăng nồng độ muối mật trong máu và gây ngứa toàn thân, đặc biệt là ở vùng bụng, tay và chân. Tình trạng này cần được sự can thiệp từ các trung tâm y tế hoặc bệnh viện có chuyên môn để kiểm tra và điều trị kịp thời cho mẹ bầu bởi nếu chủ quan thì tình trạng này có thể gây nguy hiểm cả cho mẹ lẫn bé.
Các triệu chứng kèm theo ngứa bụng
Trong nhiều trường hợp, ngứa bụng không chỉ đơn giản là một triệu chứng độc lập mà còn đi kèm với một số dấu hiệu khác. Những triệu chứng này báo hiệu cho mẹ biết cơ thể đang mắc phải vấn đề gì để từ đó có được sự tư vấn tốt nhất từ bác sĩ tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Da khô bong tróc
Da ở vùng bụng trở nên khô và có thể bị bong tróc nếu không được chăm sóc đúng cách. Điều này thường xuyên xảy ra nếu vùng da ở bụng không được cung cấp độ ẩm đủ sẽ dẫn đến tình trạng bị khô và bong tróc.
Phát ban hoặc nổi mụn đỏ
Một số phụ nữ mang thai có thể bị phát ban hoặc nổi các đốm mụn đỏ nhỏ trên da, đặc biệt là khi mắc các tình trạng như chàm thai kỳ hoặc dị ứng da. Thường những nốt phát ban hoặc mụn đỏ xảy ra ở mẹ bầu là do thay đổi cơ địa và nóng trong người nổi mụn lên.
Ngứa toàn thân
Nếu mẹ bầu cảm thấy ngứa không chỉ ở bụng mà còn ở nhiều vùng khác trên cơ thể, đặc biệt là tay và chân, điều này có thể là dấu hiệu của tình trạng ứ mật thai kỳ. Trong trường hợp này, thì mẹ bầu cần nhanh chóng liên hệ các trung y tế và đến bệnh viện kiểm tra tình trạng cơ thể ngay tránh để phát sinh những biến chứng nguy hiểm cả cho mẹ lẫn bé.
Cách phòng ngừa ngứa bụng khi mang thai
Mặc dù không thể hoàn toàn tránh được tình trạng ngứa bụng khi mang thai, nhưng mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ và mức độ ngứa.
Dưỡng ẩm cho da
Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên, đặc biệt là các loại kem an toàn cho bà bầu, có thể giúp duy trì độ ẩm cho da và ngăn ngừa tình trạng khô da. Các loại dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu ô liu cũng là lựa chọn tốt để giữ cho da mềm mại và đàn hồi.
Tắm nước ấm
Tránh tắm nước nóng vì nhiệt độ cao có thể làm khô da và kích ứng da nhiều hơn. Thay vào đó, mẹ bầu nên tắm nước ấm và sử dụng các sản phẩm tắm có thành phần dưỡng ẩm. Nước ấm là nước không nóng quá, cũng không lạnh quá để tránh mẹ bầu bị cảm lạnh nếu tắm nước quá lạnh vì cơ thể mẹ bầu vẫn còn rất yếu.
Ngoài ra thì các mẹ bầu cũng có thể sử dụng khăn y tế gừng nghệ để vệ sinh nhẹ nhàng, thiết kế dạng khăn lau tiện lợi giúp các mẹ có thể lau và vệ sinh nhanh cơ thể rất tiện mà không phải chuẩn bị nhiều. Ngoài ra khi sử dụng khăn y tế gừng nghệ thì những chiết xuất thảo dược thấm đẫm trên khăn dựa trên bài thuốc cổ truyền gừng nghệ hạ thổ, sẽ giúp mẹ bầu giữ ấm cơ thể, giảm các vết rạn da do khi mang bầu mắc phải.
Mặc quần áo rộng rãi
Quần áo quá chật có thể gây cọ sát da, gây ra tình trạng kích ứng da dẫn đến tình trạng ngứa ngáy. Mẹ bầu nên chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát và chất liệu thoáng khí như cotton để giảm thiểu ma sát và giúp da dễ thở tránh kích ứng dẫn đến tình trạng ngứa da.
Uống đủ nước
Nước giúp duy trì độ ẩm từ bên trong cơ thể, vì vậy mẹ bầu cần uống đủ nước hàng ngày để da không bị khô và giúp cơ thể đào thải các chất độc hại, giảm thiểu nguy cơ phát ban và nổi mẩn đỏ ở da.
Các biện pháp điều trị ngứa bụng an toàn
Khi ngứa bụng trở nên nghiêm trọng hoặc gây quá nhiều khó chịu, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp sau vừa để giảm ngứa, vừa trị liệu những vấn đề mà da đang mắc phải:
Sử dụng kem bôi giảm ngứa
Có một số loại kem giảm ngứa dành riêng cho phụ nữ mang thai, chứa các thành phần an toàn như lô hội, bơ hạt mỡ, và vitamin E. Những loại kem này không chỉ giúp làm dịu cảm giác ngứa mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi da sau khi mang thai do rạn da, khô da,….
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Trong trường hợp ngứa nghiêm trọng và có những dấu hiệu đi kèm, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được kê đơn thuốc uống và bôi an toàn. Một số loại thuốc kháng histamine có thể được sử dụng để giảm triệu chứng ngứa, nhưng cần được chỉ định kỹ càng.
Tránh cào gãi
Cào gãi có thể làm da tổn thương dẫn đến các vết thương hở, làm tăng khả năng viêm nhiễm ở da. Nếu cảm giác ngứa không thể chịu nổi, mẹ bầu có thể dùng một miếng vải lạnh áp lên vùng da bị ngứa để làm dịu đi cảm giác ngứa.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Ngứa bụng thường là triệu chứng nhẹ không có gì nguy hiểm có thể tự hết, nhưng nếu đi kèm với các triệu chứng bất thường khác hoặc ngứa dữ dội, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay. Các dấu hiệu cần lưu ý bao gồm:
- Vàng da, mắt vàng
- Ngứa toàn thân mà không có phát ban.
- Mệt mỏi, chán ăn hoặc khó thở.
Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như ứ mật thai kỳ hoặc các vấn đề về gan.
Kết luận
Ngứa bụng khi mang thai là một triệu chứng phổ biến và phần lớn không nguy hiểm. Tuy nhiên, việc chăm sóc da đúng cách và theo dõi các dấu hiệu bất thường là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào gây lo ngại, mẹ bầu nên đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.