Sản phụ sau sinh mổ thường phải chịu cơn đau lớn và mất nhiều sức. Do vậy việc chăm sóc sản phụ sau sinh mổ đòi hỏi sự cẩn trọng và chu đáo hơn từ khâu chăm sóc thân thể sản phụ đến bữa ăn giấc ngủ. Chính vì thế, thực đơn hàng ngày dành cho sản phụ sinh mổ rất quan trọng, không những phải đầy đủ chất dinh dưỡng giúp các bà mẹ phục hồi sức khỏe nhanh chóng mà còn giúp các bà mẹ không mất sữa và có nhiều sữa dành cho em bé. Tham khảo bài viết dưới đây để biết thực đơn cho mẹ ở cữ sau sinh mổ chuẩn và đầy đủ chất dinh dưỡng nhất!
Những vấn đề xảy ra với mẹ sinh mổ
Sinh mổ là khi người mẹ phải trải qua một cuộc phẫu thuật kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Trước đó, người mẹ sẽ được gây tê để mẹ không cảm thấy đau đớn khi phẫu thuật. Thông thường, sinh mổ được chỉ định trong trường hợp thai quá lớn, thai ngược, vỡ ối sớm hoặc các vấn đề phát sinh khác.
Người mẹ sinh mổ sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi hơn mẹ sinh thường, chẳng thế mà người ta vẫn nói sinh mổ làm tổn hại 3 năm tuổi thọ. Vết mổ dài hơn rất nhiều so với vết rạch ở tầng sinh môn khi sinh thường. Người mẹ phải mất hơn 1 tuần để vết thương liền chắc, 2 – 3 tháng để tạo sẹo. Các cảm giác đau ở vết mổ sẽ vẫn thỉnh thoảng xuất hiện cho đến khi chúng được 1 năm. Trong khi đó, vết khâu do sinh thường chỉ mất 1 tháng để hồi phục. Chính vì vậy, cần xây dựng thực đơn khoa học cho mẹ sau sinh mổ để lấy lại sức và liền vết thương.
Ngoài chế độ ăn uống ra thì khâu vệ sinh hàng ngày của các mẹ trẻ con sau sinh cũng cần được chú ý. Chính vì sau sinh mổ, các mẹ bỉm sẽ cần thời gian hồi phục và di chuyển rất khó khăn nên nhu cầu vệ sinh cần sử dụng các sản phẩm vệ sinh nhanh gọn và tiện lợi. Khăn y tế gừng nghệ Altawell với chiết xuất và công dụng giống với bài thuốc dân gian của cha ông ta là cốt gừng nghệ hay gừng nghệ hạ thổ. Sản phẩm thiết kế dạng khăn giúp các mẹ bầu vệ sinh cơ thể, hạn chế tình trạng rạn da, và làm ấm cơ thể.
Các thực phẩm mẹ sinh mổ nên kiêng
Muốn vết thương nhanh lành, không để lại sẹo và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm, mẹ cần kiêng những thực phẩm sau đây:
- Các thực phẩm tanh và các món ăn có tính hàn: Các loại cá tanh như lươn, chạch,… và các món có tính hàn như rau đay, cua,… là bởi vì chúng có thể làm ức chế sự ngưng tụ máu, dẫn đến tình trạng khó đông máu, làm vết thương lâu lành.
- Tránh các thực phẩm có mùi quá nồng như hành hoặc tỏi vì chúng làm sữa có mùi, tanh và khiến bé bỏ bú mẹ.
- Tránh các thực phẩm dễ gây đầy hơi như sữa đậu nành, tinh bột, đường.
- Mẹ sinh mổ cũng nên kiêng các thực phẩm lạnh gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa và răng như bún, kem, trái cây ướp lạnh.
- Tránh ăn các món từ nếp, lòng trắng trứng, rau muống vì đây là các loại thực phẩm gây viêm mủ, sẹo lồi cho vết mổ.
- Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ.
- Không nên uống các thức uống có cồn như rượu, bia, các thức uống caffein như trà, cà phê,….
Thực đơn cho mẹ ở cữ sau sinh mổ
Dựa trên những rắc rối mà mẹ sinh mổ gặp phải, chúng ta có thể đề xuất thực đơn 1 tuần cho mẹ sau sinh mổ như sau:
Thực đơn 1
- Cơm trắng.
- Củ cải luộc.
- Ruốc thăn.
- Trứng luộc.
- Canh bí đao nấu thịt bằm.
Thực đơn 2
- Cơm trắng.
- Lặc lè luộc.
- Thịt kho củ cải.
- Canh mướp đắng nhồi thịt.
Thực đơn 3
- Cơm trắng.
- Ruốc thăn.
- Thịt viên sốt cà chua.
- Canh rau ngót nấu thịt bằm.
Thực đơn 4
- Cơm trắng.
- Sườn nướng.
- Rau bí xào thịt bò.
- Canh rau ngót nấu thịt.
Thực đơn 5
- Cơm trắng.
- Thịt bò xào mướp.
- Củ cải kho thịt.
- Canh rau ngót nấu thịt bằm.
Thực đơn 6
- Cơm trắng.
- Rau cải luộc.
- Cá hồi kho tộ.
- Canh rau củ thịt viên.
Thực đơn 7
- Chim bồ câu quay.
- Rau bí xào tỏi.
- Nước canh rau luộc.
- Cơm trắng.
Thực đơn dành cho mẹ ở cữ sau sinh mổ theo ngày
Tuần 1
Mục tiêu chính ở các bữa ăn trong tuần đầu sau khi sinh mổ là đồ ăn nhẹ, dễ tiêu hóa và cung cấp đầy đủ năng lượng dành cho mẹ bỉm sau sinh.
Ngày 1-2
- Uống nước ấm, nước gạo rang
- Cháo thịt băm loãng, cháo gà
- Sữa hạt (Sữa đậu nành, sữa hạnh nhân)
Ngày 3-4
- Cháo thịt băm nhuyễn
- Canh bí đỏ nấu thịt băm
- Rau xanh
Ngày 5-7
- Cơm mềm với thịt kho mềm.
- Canh xương hầm rau củ.
- Sinh tố trái cây (Bơ, táo, chuối).
Tuần 2
Mục tiêu dinh dưỡng trong tuần thứ 2 sau khi sinh mổ chính là thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp mẹ bỉm sản xuất sữa.
Ngày 8-10
- Cơm cá kho, thịt hấp.
- Canh khoai tây, thịt.
- Nước ép trái cây (táo, cà rốt).
Ngày 11-14
- Cơm với gà kho gừng.
- Canh rau ngót nấu thịt.
- Hoa quả tươi (nho, thanh long, cam).
Tuần 3
Đây là khoảng thời gian các mẹ có thể thoải mái hơn một chút về vấn đề ăn uống, nhưng cũng cần tránh những thực phẩm hoặc đồ ăn khó tiêu, hoặc đồ ăn gây ra tình trạng kích ứng vết thương.
Một số món gợi ý cho các mẹ ở tuần 3
- Cơm trắng hoặc cơm gạo lứt.
- Cá kho tộ, cá hấp.
- Canh rau củ quả (bí đỏ, cà rốt, củ cải).
- Trái cây tươi (cam, lê, chuối).
- Sữa đậu nành, sữa yến mạch.
Một số lưu ý cho thực đơn dành cho mẹ bỉm
Ngoài ra, chế độ ăn uống hằng ngày của mẹ sau sinh mổ cần đảm bảo đủ các loại vitamin và khoáng chất dưới đây:
- Protien: Để giúp cơ thể nhanh phục hồi và có đủ sữa cho con bú. Mỗi ngày mẹ phải bổ sung tối thiểu 100gr protein.
- Sắt: Mẹ sinh mổ thường mất máu khá nhiều, do vậy, chế độ ăn cần bổ sung nhiều sắt. Đây là chất có vai trò giúp mẹ khắc phục tình trạng mất máu. Đồng thời nguyên tố vi lượng này còn giúp làm đẹp da, giúp da hồng hào, tươi tắn hơn.
- Vitamin: Vitamin có tác dụng tăng cường sức đề kháng, phòng chống nhiều bệnh khác nhau. Mẹ muốn nhanh khỏe nhất định phải bổ sung đủ vitamin mỗi ngày với các loại rau, trái cây theo mùa.
Trong chế độ ăn uống và sinh hoạt các mẹ sau sinh cần tránh những điều sau:
- Tránh các thực phẩm có nhiều dầu mỡ, cay nóng và các loại thức ăn nhanh.
- Hạn chế uống cà phê, trà đặc và các thức uống có cồn.
- Uống đủ nước và tăng cường thực phẩm giàu chất xơ để tránh táo bón.
Mẹ sau sinh mổ có sức khỏe rất yếu cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày để hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe được nhanh hơn. Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, mẹ cũng cần nhớ tuân thủ chế độ kiêng cữ đúng cách,