Tỷ lệ nhiễm trùng huyết sơ sinh dao động từ 1 đến 9 trên 1.000 trẻ sơ sinh sống. Tỷ lệ này cao nhất ở nhóm trẻ sinh non hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân. Các nghiên cứu uy tín đã chỉ ra có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng máu sơ sinh bằng một phương pháp khá đơn giản đó là tắm với Chlorhexidine.
Nhiễm trùng huyết sơ sinh nguy hiểm như thế nào?
Nhiễm trùng huyết sơ sinh có tỷ lệ tử vong cao từ 20-50%. Những ảnh hưởng và triệu chứng nghiêm trọng của nhiễm trùng máu sơ sinh có thể gặp phải là:
- Ảnh hưởng hệ hô hấp: Tăng nhịp thở, thở co kéo, tím tái, thậm chí ngưng thở. Tím tái sau sinh là một trong những dấu hiệu của bệnh.
- Ảnh hưởng trên hệ tim mạch: Nhịp tim nhanh/chậm, giảm tưới máu đến cơ quan đích, huyết áp thấp.
- Ảnh hưởng trên da: Xuất hiện tử ban, đám bầm tím, chảy máu từ các vị trí tiêm chích.
- Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: lười bú, nôn trớ, chướng bụng, phân lỏng, kém dung nạp,
- Ảnh hưởng trên hệ thần kinh trung ương: Li bì, quấy khóc/thờ ơ, co giật.
Với những ảnh hưởng và hậu quả nguy hiểm mà bệnh lý này gây ra, không gì quan trọng hơn là công tác phòng ngừa từ sớm để hạn chế nguy cơ mắc phải.
Nhiễm trùng huyết sơ sinh qua đường truyền tĩnh mạch (CLABSI)
Nhiễm trùng huyết sơ sinh qua đường truyền tĩnh mạch (CLABSI) là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng sơ sinh khởi phát muộn (sau 3 ngày sau sinh). Chủ yếu các cơ chế gây CLABSI được chỉ ra do các vi khuẩn/virus trên da trẻ xâm nhập vào catheter tĩnh mạch (ống thông tĩnh mạch) vào bên trong máu. Các catheter sử dụng trên 7 ngày có nguy cơ tạo điều kiện cho mầm bệnh. Để ngăn chặn CLABSI, các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp điều trị bao rộng tất cả các nguồn nhiễm trùng và tấn công có thể là nguồn gốc gây bệnh.
Một tiềm năng là dùng Chlorhexidine làm sạch vị trí da trước khi luồn catheter tĩnh mạch để phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết. Trước đó, Chlorhexidine đã được sử dụng kết hợp để sát trùng da trước khi luồn catheter ở người lớn và có kết quả rõ ràng.
Nghiên cứu về tắm Chlorhexidine và tỷ lệ nhiễm trùng huyết qua đường tĩnh mạch
Đây là một nghiên cứu uy tín được thực hiện bởi C Quach và cộng sự được đăng tải trên các trang uy tín như Pub Med, Cambridge. Nghiên cứu trên 790 trẻ và kéo dài trong khoảng thời gian là 4 năm.
Cụ thể, 2 năm đầu chỉ sử dụng chlorhexidine để sát khuẩn vị trí đặt ống catheter và thay băng chứ không dùng để tắm. Trong 2 năm tiếp theo của nghiên cứu, trẻ sơ sinh có đặt ống thông sẽ được tắm bằng 1 miếng vải tẩm dung dịch chlorhexidine 2% hằng ngày hay 2 lần/ tuần tùy theo vào các yếu tố: cân nặng lúc sinh, tuổi thai, tuổi sau sinh. Nhân viên sử dụng hai khăn cho 1 lần tắm.
Nhóm trẻ sơ sinh có cân nặng <1000gr và <28 ngày tuổi sẽ không được tắm chlorhexidine sẽ nằm trong nhóm chứng và sử dụng chlorhexidine để sát khuẩn da và thay băng CVC trong suốt thời gian nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu chỉ ra tắm Chlorhexidine cho trẻ có đặt catheter làm giảm (có ý nghĩa) tỷ lệ nhiễm trùng huyết như sau:
- Tổng nguy cơ giảm 65% (từ 6.0 còn 1.92/1000 CVC/ ngày) và không có tác dụng phụ.
- Tỷ lệ nhiễm khuẩn ở nhóm trẻ < 1000gr, trong đó giảm từ 8.97 còn 5.73/1000 CVC/ngày; nhóm trẻ > 1000gr có tỉ lệ giảm là từ 4.92 còn 1.28/1000 CVC/ngày.
- Ở những trẻ không tắm Chlorhexidine thì tỷ lệ nhiễm khuẩn hầu như không thay đổi từ 8.57 lên 8.62/1000 CVC/ngày.
Quach và các cộng sự kết luận rằng thực hiện tắm Chlorhexidine cho trẻ có đặt catheter trong chăm sóc sơ sinh giúp giảm tỷ lệ nhiễm trùng huyết mà không có tác dụng phụ.
Các nhà nghiên cứu khuyên nên tắm Chlorhexidine liên tục trong các cơ sở chăm sóc sơ sinh có tỉ lệ CLABSI cao (nhất là khi các biện pháp phòng ngừa khác thất bại).
Trên thực tế, Chlorhexidine cũng nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu cho trẻ em của Tổ chức y tế thế giới WHO công bố. Ngoài áp dụng trong tắm cho trẻ sơ sinh, Chlorhexidine còn được nhiều chuyên gia y tế khuyến khích sử dụng để bôi sát khuẩn cuống rốn cho con để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Bài viết hy vọng đã giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức để tự tin chào đón con ra đời. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy để lại tin nhắn cho dược sĩ của chúng tôi giải đáp!
Dược sĩ Thanh Huyền
Link nghiên cứu full: https://www.cambridge.org/core/services/aop-cambridge-core/content/view/