Phạt con sao cho đúng để không ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ? Trong thời hiện đại ngày nay, việc cha mẹ áp dụng các phương pháp phạt trẻ nhằm uốn nắn các hành vi, cảm xúc của trẻ nhưng phạt con như thế nào để không ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ là một trong những bài toán khó cho các bậc cha mẹ. Vậy, cha mẹ nên phạt con sao cho đúng, phạt con như thế nào để không ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ là một trong những việc sẽ rất khó cho các bậc cha mẹ.
Khi nào cha mẹ phạt con?
Khi con có những biểu hiện về hành vi, tâm lý, cảm xúc không đúng với nguyên tắc mà cha mẹ đặt ra cho trẻ. Cảm xúc của cha mẹ khi con vi phạm lỗi/ thấy những biểu hiện hành vi của con quá đà thường cha mẹ sẽ tức giận và không kiểm soát được cảm xúc của bản thân và thường các phương pháp áp dụng tại thời điểm đó chỉ mang tính chất tạm thời.
Sự trừng phạt bằng vũ lực không những không mang lại được hiệu quả mà ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ, nguy hiểm hơn trẻ sẽ bị ám ảnh tâm lý bởi những trận đòn đau, sự sợ hãi và những ý nghĩ tiêu cực. Nếu cha mẹ đã trót dùng vũ lực để phạt con thì hãy tìm cơ hội để nói chuyện với trẻ để con nhận diện được hành vi của con.
- Tẩy chay trẻ bằng hình thức im lặng: Có rất nhiều cha mẹ áp dụng phương pháp tẩy chay khi trẻ mắc lỗi, vi phạm lỗi bố mẹ không quan tâm đến sự tồn tại của trẻ. Nếu như cha mẹ kéo dài phương pháp này rồi vô hình chung sẽ tạo cho trẻ những suy nghĩ tiêu cực cho rằng cha mẹ không quan tâm và yêu thương đến mình nữa.
- Phạt bé bằng cách cho bé đứng góc nhà: Phương pháp này có thể áp dụng nhưng tối thiểu là 15 phút để cho bé nhận thấy đây là hình phạt dành cho bé khi bé mắc lỗi và không phải đứng đây để chơi. Khi phạt trẻ đứng góc bắt buộc cha mẹ phải đưa ra tuyên bố con sẽ phải đứng phạt và giao nhiệm vụ cho bé đứng suy nghĩ về hành vi của mình sau đó báo cáo.
- Xử phạt bé bằng phương pháp lao động: Khi bé mắc lỗi cha mẹ thường cho con đi làm các công việc nhànếu diễn ra thường xuyên khi bố mẹ giao việc nhà cho con sẽ khiến con có tâm lý là do con làm sai nên mới phải làm việc nhà và trẻ sẽ có những biểu hiện phản kháng lại và đưa ra lý do con không có lỗi sao lại bắt con là việc nhà. Điều này sẽ vô cùng nguy hiểm vì trẻ không hiểu được và không hình thành nên được ý thức trách nhiệm của bản thân con với gia đình.
Một số nguyên tắc khi phạt trẻ không gây ảnh hưởng tâm lý trẻ
Việc cha mẹ cần làm là cho trẻ nhận diện đúng – sai trong hành vi/ lời nói của trẻ, giúp trẻ nhận ra con đang sai ở đâu? Xây dựng cam kết đối với trẻ (không phải là thương lượng hay thỏa hiệp) mà đưa ra nguyên tắc đối với mỗi việc làm của trẻ.
Nếu trẻ vi phạm hoặc phá vỡ nguyên tắc, cha mẹ có thể ngắt các quyền lợi của con (như quyền lợi xem tivi, đọc sách, quyền lợi đi chơi, được mua đồ dùng…) như vậy trẻ mới nhận được hậu quả mà không hề ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Khi áp dụng phương pháp ngắt các quyền lợi thì trẻ sẽ vận hành được tư duy suy nghĩ của con và con sẽ phát triển được hơn.
Không phạt trong lúc nóng giận
Khi bạn đang tức giận, có thể phản ứng quá mức. Điều này có thể làm trẻ cảm thấy sợ hãi hoặc tổn thương. Hãy bình tĩnh lại trước khi quyết định phạt con.
Tập trung vào hành vi không phải con người
Khi phạt, cần giải thích rõ ràng rằng bạn không phạt con người con mà là hành vi sai trái. Tránh dùng những lời lẽ xúc phạm như “Con hư quá” mà thay vào đó là “Hành động của con hôm nay không đúng”.
Phạt một cách công bằng và hợp lý
Hình phạt cần phù hợp với mức độ nghiêm trọng của hành vi. Nếu trẻ phạm lỗi nhỏ, không nên phạt quá nặng. Cần đảm bảo trẻ hiểu hậu quả của hành động sai nhưng không cảm thấy bị trừng phạt một cách bất công.
Tránh phạt về thể chất
Phạt bằng cách đánh mắng có thể khiến trẻ sợ hãi và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các hình phạt nhẹ nhàng hơn như tạm thời cấm trẻ tham gia hoạt động yêu thích.
Giải thích rõ lý do phạt
Trẻ cần hiểu lý do vì sao mình bị phạt và bài học mà chúng cần rút ra từ sự việc. Sau khi phạt, hãy dành thời gian để trò chuyện và giải thích với con.
Khen ngợi khi con làm đúng
Bên cạnh việc phạt, hãy chú ý khen ngợi những hành vi tốt của con. Điều này giúp trẻ hiểu rằng chúng được khuyến khích khi làm điều đúng đắn, từ đó phát triển sự tự tin và hành vi tích cực.
Không kéo dài thời gian phạt
Hình phạt nên có thời gian rõ ràng và kết thúc sau khi con đã học được bài học. Kéo dài thời gian phạt hoặc liên tục nhắc lại lỗi lầm có thể làm con cảm thấy bị áp lực và gây ra những tổn thương tâm lý.
Cân nhắc độ tuổi và sự phát triển của trẻ
Hình phạt cần phù hợp với độ tuổi và mức độ nhận thức của trẻ. Trẻ nhỏ cần được giải thích nhiều hơn và hình phạt nên nhẹ nhàng, trong khi trẻ lớn có thể hiểu sâu hơn về hậu quả của hành động của mình.
Trừng phạt con không phải là xấu nhưng phạt con sao cho đúng thì cha mẹ nên nhớ hãy dùng biện pháp ít tổn thương nhất mà vẫn đảm bảo được các con hiểu ra vấn đề, hiểu ra lỗi sai của mình.