Chăm sóc trẻ sơ sinh không phải là một vấn đề đơn giản vì trẻ còn rất yếu, sức đề kháng kém, hệ tiêu hóa cũng hoạt động chưa ổn định… Chính vì vậy, các mẹ cần phải chú ý những điều cấm kỵ khi chăm sóc trẻ sơ sinh để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất, cẩn thận nhất giúp cho quá trình phát triển của bé tốt hơn.
Những điều cấm kỵ khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Không rung lắc bé mạnh
Tránh rung lắc bé mạnh khi bế, kể cả khi ru trẻ ngủ để tránh việc trẻ bị tổn thương nghiêm trọng đến não, dẫn đến hội chứng rung lắc mạnh ở trẻ em (Shaken Baby Syndrome). Khi bế hay ru bé ngủ cần nhẹ nhàng và cẩn thận khi bế và ru bé để tránh làm tổn hại đến bé.
Cho trẻ nằm gối cao
Theo nghiên cứu thực tế cho thấy, trẻ sơ sinh ngủ không cần dùng gối các mẹ ạ. Khi vừa mới chào đời, xương sống của trẻ vẫn còn là một đường thẳng nên lưng và đầu phải thẳng với nhau. Nhiều mẹ cho rằng, nếu cho trẻ nằm gối cao đầu sẽ giúp trẻ thoải mái hơn và tránh được nôn trớ khi bú mẹ. Tuy nhiên, mẹ nên biết rằng, gối cao đầu có thể khiến đầu trẻ bị quẹo sang một bên và ảnh hưởng đến cột sống của trẻ. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ nên gối đầu trẻ thật thấp bằng gối chuyên dành cho trẻ sơ sinh hoặc gối lên khăn mềm gấp mỏng là được.
Ủ ấm hoặc chườm đá khi trẻ bị sốt
Nhiều mẹ vì quá lo lắng cho sức khỏe của trẻ nên thường quấn nhiều lớp áo, tã lót, khăn xô cho trẻ. Thực tế, trong thời tiết bình thường, trẻ chỉ cần mặc quần áo dài tay, thoáng mát, rộng rãi để thấm mồ hôi và cơ thể được thoải mái. Nếu trẻ mặc quá nhiều sẽ dẫn đến ra mồ hôi không thể lưu thông sẽ thấm ngược trở lại có thể gây viêm phổi cho trẻ.
Khi trẻ bị sốt, mẹ cần lưu ý tuyệt đối không nên hại sốt cho trẻ bằng cách chườm nước đá lạnh vì cách này chỉ có tác dụng làm mát được vị trí chườm, gây co mạch làm cho tình trạng sốt của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, khi trẻ có dấu hiệu sốt, mẹ cần làm như sau: mặc quần áo thoáng mát, cho trẻ uống nhiều nước và uống thuốc hạ sốt, sau đó lau mát cơ thể trẻ bằng nước ấm. Nếu trẻ không có dấu hiệu hạ sốt, kèm theo nôn trớ, co giật… phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
- Xem thêm: Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh
Cho trẻ uống quá nhiều nước lọc
Các mẹ hầu như đều có một thói quen đó là cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc cho trẻ uống nhiều nước để đỡ khát. Việc này tưởng chừng như khá đúng nhưng lại không hề tốt cho trẻ sơ sinh. Vì nước có thể làm loãng và làm cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ.
Không dừng lại ở đó, nếu cha mẹ cho trẻ uống quá nhiều nước có thể khiến trẻ có nguy cơ bị thiếu hụt natri. Từ đó gây ảnh hưởng đến não bộ của trẻ. Do đó với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn nước tốt nhất dành cho trẻ chính là nguồn sữa mẹ.
Tắm cho trẻ quá nhiều
Lớp biểu bì trên da trẻ mềm mỏng, chứa nhiều mạch máu và có khả năng hấp thu mạnh. Nếu mẹ tắm cho trẻ sơ sinh quá nhiều lần hoặc sử dụng xà phòng thuốc, xà phòng có tính mặt trong tắm cho trẻ sẽ khiến lớp dầu ngoài ra trôi đi và giảm sức đề kháng cho da. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là để trẻ ở bẩn, không tắm. Nên tắm cho trẻ số lần nhất định trong một tuần tùy theo thời tiết và mùa trong năm (mùa đông 2 lần một tuần, mùa hè tắm hàng ngày).
Ngoài ra khi tắm cha mẹ nên sử dụng các loại lá tắm hoặc sữa tắm thảo dược cho trẻ để vệ sinh cho trẻ tốt hơn, mang tới những tác động tốt hơn cho làn da của bé. Nếu vệ sinh rốn cho trẻ thì sử dụng dung dịch sát khuẩn hoặc các loại gel bôi cuống rốn chuyên dụng để vệ sinh cho trẻ.
Không để bé ngủ nằm sấp
Nằm sấp khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Hãy luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ và đảm bảo chỗ ngủ không có gối mềm hay vật dụng có thể che mặt bé.
Không tự ý cho bé uống thuốc
Trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa, và miễn dịch còn rất yếu nên dễ bị ốm nếu không chăm sóc cẩn thận. Nhưng khi bị ốm cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện lớn để khám và chuẩn đoán bệnh và để bác sĩ đưa ra phương pháp chữa. Tránh việc tự ý sử dụng thuốc cho bé vì có thể dẫn tới những nguy cơ rất nguy hiểm.
Cắt móng tay chân quá sát
Việc cắt móng tay, móng chân cho trẻ để tránh việc trẻ tự cào làm tổn thương cơ thể là điều nên làm ở các bậc cha mẹ khi có trẻ nhỏ. Nhưng tránh việc cắt móng tay quá sát có thể tác động tới da của trẻ.
Vệ sinh các dụng cụ của trẻ
Núm vú giả hay bình sữa đều phải được vệ sinh và sát trùng cẩn thận trước khi cho bé sử dụng. Vì hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất yếu không thể tự bảo vệ nên các dụng cụ sử dụng cho trẻ cần được đảm bảo diệt khuẩn một cách tối đa.
Không cho trẻ ở phòng có khói thuốc lá
Khói thuốc lá là thứ gây hại ngay cả cho người trưởng thành, chưa nói tới trẻ em. Người trưởng thành hệ miễn dịch phát triển đầy đủ và mạnh mẽ còn bị khói thuốc làm ảnh hưởng tới sức khỏe, huống chi tới trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nên tuyệt đối không được trẻ ở gần nơi có khói thuốc.
Không để người lạ hôn hoặc tiếp xúc gần mặt bé
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất yếu, việc để người lạ hôn hoặc tiếp xúc quá gần có thể truyền nhiễm các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Hãy giữ khoảng cách an toàn và hạn chế người lạ chạm vào bé, đặc biệt là vùng mặt.
Ngoài ra thì các mẹ cũng cần giữ sức khỏe và tinh thần ổn định trong quá trình chăm sóc con để quá trình được diễn ra tốt nhất. Hành trình chăm sóc trẻ sơ sinh giai đoạn đầu sẽ rất khó khăn và vất vả nhưng các bậc cha mẹ hãy luôn giữ sức khỏe và tinh thần ổn định để chăm sóc trẻ được tốt nhất. Khi đứa trẻ lớn dần thì quá trình chăm sóc sẽ bớt khó khăn và đơn giản hơn.