Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh trong những ngày đầu tiên

Đối với các bà mẹ, đặc biệt là những bà mẹ lần đầu lên chức thì việc chăm con không hề đơn giản. Tuần đầu tiên của trẻ trôi qua thật không dễ dàng với cả mẹ và trẻ. Bao bỡ ngỡ, lóng ngóng sẽ không thể tránh khỏi nhưng rồi các mẹ sẽ thích nghi được thôi vì đơn giản đó một phần thuộc về bản năng của người mẹ. Những ngày đầu tiên chào đời của trẻ luôn là những ngày quan trọng nhất trong quá trình phát triển của trẻ. Cùng khám phá bài viết dưới đây để tìm hiểu cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh trong những ngày đầu tiên thế nào ngay nhé!

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh trong những ngày đầu tiên

Trong những ngày đầu tiên trong giai đoạn mới sinh, thì việc chăm sóc trẻ sơ sinh chuẩn trong những ngày đầu tiên, cũng như cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh ở những dòng đầu tiên cũng phải cẩn thận và tỉ mỉ. Vì nó sẽ giúp các bố mẹ làm quen và định hình được cách chăm sóc trẻ.

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh

Trong 24 giờ đầu tiên

Sau khi chào đời, bé cần tìm được cảm giác của tình mẫu tử để có cảm giác an toàn, thích nghi dần với môi trường sống mới. Do vậy mà mẹ nên để da trẻ được tiếp xúc với da mình, nhất là đối với trẻ sinh thiếu tháng hoặc nhẹ cân.

Cho con bú đúng cách trong những ngày đầu

Chỉ trong khoảng chừng một tiếng đầu sau sinh là trẻ đã có phản xạ tìm và bú vú mẹ. Phản xạ này sẽ có thể kém dần đi nếu khoảng thời gian từ sau khi sinh đến khi cho con bú quá lâu, mẹ chú ý điểm này nhé. Khi đã được mẹ cho bú no, trẻ sẽ ngủ ngon giấc hơn. Lúc này, thời gian bú của trẻ kéo dài chỉ từ 5-10 phút và lượng sữa trẻ bú được chỉ từ 30-50ml.

Ngày thứ hai sau sinh

Thời gian này trẻ bắt đầu khóc nhiều và đòi bú. Để trẻ bú thật no và đảm bảo được nguồn sữa, mẹ nên cho trẻ bú khoảng 20-30 phút/cữ cho 2 bên vú. Khoảng cách giữa các lần bú là khoảng hai tiếng. Khi trẻ bú, mẹ nhớ đặt trẻ đúng tư thế để tránh trẻ bị sặc sữa nếu sữa về quá nhiều và chỉ cho trẻ bú theo nhu cầu là đủ.

Vào ngày thứ hai thì trẻ có thể làm ướt nhiều tã hơn ngày đầu với số lượng từ 3-4 chiếc. Có những trẻ sẽ bắt đầu đi phân su vào lúc này, vậy nên mẹ hãy chú ý đến sự khó chịu của trẻ để thay tã kịp thời. Mẹ cũng có thể tắm cho trẻ nhưng hãy quan sát thật kỹ động tác của y tá để đảm bảo việc vệ sinh rốn cho trẻ đúng cách.

Ngày thứ ba

Trẻ sẽ có những biều hiện để mẹ có thể nhận biết trẻ đang đói, ví dụ như khoác, dúi đầu vào ngực mẹ… Do trẻ đã bắt đầu quen dần với việc bú mẹ nên nhịp mút sẽ sâu và nhịp nhàng hơn. Trẻ cảm thấy vui khi được mẹ bé và áp mình vào người mẹ. Do lượng sữa đã tăng lên nên trẻ sẽ đi tiêu, đi tiểu nhiều hơn. Phân su lúc này cũng đã hết, thay vò đó chính là phân nhớt vàng. Mỗi ngày trẻ chỉ cần thay chừng 3 chiếc tã. Việc tắm rửa cũng sẽ giúp trẻ thư giãn hơn. Mẹ có thể massage cho trẻ sau mỗi lần tắm để trẻ được dễ chịu và đi vào giấc ngủ sâu hơn.

Giữ ấm cho bé

Cơ thể trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và yếu nên cần giữ ấm và ổn định nhiệt độ cho trẻ. Luôn giữ ấm, cũng như không để trẻ lên nhiệt độ quá cao, luôn giữ nhiệt độ phòng và nhiệt độ lý tưởng dành cho bé là 25-28 độ C.

Chăm sóc rốn cho bé

khung giờ tắm hợp lí cho trẻ sơ sinh

Trẻ mới sinh phần rốn là phần cần được chú ý và vệ sinh kĩ càng nhất vì đây là bộ phận dễ viêm nhiễm và khiến trẻ có vấn đề về sức khỏe nhất. Cần sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn hoặc dụng cụ vệ sinh rốn chuyên dụng như gel bôi cuống rốn để vệ sinh rốn cho trẻ trong quá trình tắm. Ngoài ra sau khi tắm và vệ sinh cần giữ cho rốn của trẻ luôn khô ráo.

Vệ sinh cá nhân cho bé

Tắm cho bé bằng nước ấm, không quá nóng cũng không quá lạnh. Tắm lá hoặc sử dụng sản phẩm sữa tắm cho bé không gây kích ứng, lẫn chứa hóa học ảnh hưởng tới làn da của bé. Chỉ tắm cho bé khoảng 2-3 lần/tuần tránh tắm nhiều làm khô da bé. Ngoài ra kiểm tra và thay tã cho bé liên tục để tránh bé bị hăm da và kích ứng da.

Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ

Trẻ nhỏ cần ngủ từ 16-18 giờ mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển. Đặt bé ngủ đúng tư thế để tránh trường hợp bé bị đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Ngoài ra chỗ ngủ của trẻ cần thông thoáng tránh đồ chơi và các đồ vật khác, luôn giữ phòng yên tĩnh khi trẻ ngủ.

Tương tác và chơi với trẻ

Tuy trẻ còn nhỏ và chưa biết tương tác lại mẹ, nhưng bố mẹ cũng nên tương tác với trẻ như ôm ấp, nói chuyện và hát ru cho trẻ để trẻ phát triển những kĩ năng và khả năng nhận biết sau này.

Trên đây là những thông tin về cách chăm sóc cũng như những kiến thức mẹ cần biết trong những ngày đầu sau khi sinh con yêu. Vì trẻ còn nhỏ nên trong quá trình chăm sóc trẻ mẹ phải luôn chú ý, cẩn thận để giúp con khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhất. Khi trẻ có dấu hiệu của sức đề kháng yếu hay trẻ bị rối loạn tiêu hóa, biếng ăn thì mẹ có thể cho trẻ sử dụng men vi sinh. Men vi sinh rất tốt và an toàn cho trẻ sơ sinh nên được nhiều chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng. Nó cung cấp nhiều lợi khuẩn (gọi chung là probiotic) cho cơ thể của trẻ. Những lợi khuẩn này giúp cân bằng đường ruột, đẩy lùi các hại khuẩn đem đến một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho trẻ. Men vi sinh cũng giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, kích thích trẻ ăn nhiều hơn cùng với việc hỗ trợ hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ rất cần thiết cho trẻ.

Call Now Button