Nổi mề đay sau sinh là tình trạng da liễu khá phổ biến, xuất hiện ở nhiều mẹ bỉm sữa. Mặc dù không nguy hiểm, nhưng những nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy có thể khiến mẹ cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về mề đay sau sinh, từ nguyên nhân, triệu chứng đến các mẹo khắc phục hiệu quả, giúp bạn an tâm vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Nguyên nhân mẹ bỉm hay bị nổi mề đay sau sinh
- Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai và sau khi sinh, cơ thể mẹ bỉm có sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố, khiến hệ miễn dịch suy yếu và dễ phản ứng với các tác nhân dị ứng, dẫn đến nổi mề đay.
- Vệ sinh da chưa đúng cách: Việc kiêng tắm gội, tắm nước lạnh hoặc tắm lâu sau sinh có thể khiến da bị bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây mẩn ngứa, nổi mề đay.
- Stress: Chăm sóc con sơ sinh liên tục, thiếu ngủ, lo lắng… khiến mẹ bỉm dễ bị stress, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và dẫn đến nổi mề đay.
- Thiếu máu sau sinh, chức năng gan giảm: Sau khi sinh, mẹ bỉm thường bị thiếu máu và chức năng gan suy giảm, khiến cơ thể dễ bị tích tụ độc tố, dẫn đến dị ứng da và nổi mề đay.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Thiếu hụt các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết có thể khiến cơ thể mẹ bỉm yếu đi, dễ bị nổi mề đay.
- Dị ứng: Một số tác nhân từ môi trường như phấn các loài hoa hoa, bụi bẩn, lông động vật, thú cưng, hóa chất hoặc sự thay đổi của thời tiết cũng có thể khiến mẹ bỉm bị dị ứng và nổi mề đay sau sinh.
Triệu chứng nổi mề đay sau sinh mẹ bỉm cần lưu ý
- Da xuất hiện các nốt sưng tấy, đám da phù màu hồng nhạt, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Khi ấn vào sẽ chuyển dần sang màu trắng.
- Phần da bị nổi mề đay sẽ ngứa ngáy, nóng rát khó chịu, có thể khiến mẹ bỉm gãi nhiều nhưng không giảm được các cơn ngứa mà chỉ làm tổn thương da.
- Một số trường hợp nặng hơn có thể gặp các triệu chứng như bị sưng mí mắt môi, lưỡi và bị khó thở.
- Phần da bị mề đay có thể trở nên khô và thô ráp, thậm chí có vảy như bệnh vảy nến.
Vậy nổi mề đay sau sinh có tự khỏi được không? Sau bao lâu thì hết?
Khả năng tự khỏi của mề đay sau sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, mức độ nặng nhẹ của bệnh, khả năng phục hồi của cơ thể và chế độ dinh dưỡng. Trung bình, mề đay sau sinh thường tự khỏi sau 6-8 tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Các mẹo khắc phục tình trạng nổi mề đay sau sinh
- Chườm lạnh: Giúp giảm sưng tấy, mẩn ngứa và làm dịu da.
- Dùng nha đam: Gel nha đam có tác dụng chống viêm, làm dịu da hiệu quả.
- Dùng giấm táo: Giấm táo có tác dụng kháng histamin và giúp giảm ngứa.
- Tắm nước lá khế hoặc mướp đắng: Giúp loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh và giảm ngứa.
- Uống nhiều nước: Giúp giảm ngứa và thanh lọc cơ thể.
- Tránh gãi: Gãi có thể làm tổn thương da và khiến tình trạng mề đay trở nên nặng hơn.
- Tránh các tác nhân dị ứng: Xác định và tránh xa các tác nhân khiến bạn bị dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, hóa chất…
- Vệ sinh da sạch sẽ: Tắm gội hàng ngày với nước ấm, sử dụng sữa tắm dịu nhẹ và giữ cho da luôn khô ráo.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc để tăng cường sức đề kháng cho
- Dùng khăn gừng nghệ: Khăn gừng nghệ Altawell giúp kháng khuẩn, làm sạch da, khử mùi hôi sữa cho các mẹ bỉm rất hiệu quả. Dùng khăn gừng nghệ sẽ giúp các mẹ bỉm cải thiện tình trạng da bị ngứa ngáy, mẩn ngứa, nổi mề đay.
Ngoài ra, khăn gừng nghệ còn rất tiện lợi khi sử dụng, mẹ chỉ cần lấy khăn từ túi zip ra để lau người mà không cần tắm rửa lại với nước, từ đó giúp các mẹ bỉm tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.