Viêm da dị ứng là tình trạng bệnh mà rất nhiều trẻ em gặp phải do da bé còn quá mỏng manh, chưa kịp thích nghi với những tác nhân gây nên dị ứng. Nếu con bị viêm da dị ứng thì mẹ nên làm gì để cải thiện triệu chứng này? Các mẹ cùng tham khảo một số bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ em và cách điều trị ngay nhé.

Viêm da dị ứng là bệnh gì?

Viêm da dị ứng còn có tên gọi khác là bệnh chàm. Đây là bệnh viêm da mãn tính với biểu hiện đặc trưng là nổi sần, khô da, ngứa,…Bệnh lý này thường tái phát lại nhiều lần khi tiếp xúc phải các tác nhân gây dị ứng. 

bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ em
Viêm da dị ứng là bệnh lý rất phổ biến ở trẻ nhỏ

Theo thống kê thì có khoảng ⅓ trẻ nhỏ mắc bệnh viêm da dị ứng. Tuy nhiên đây là bệnh lành tính và có thể tự khỏi sau khi trưởng thành. Tuy nhiên da trẻ nhỏ rất mỏng manh, hệ miễn dịch lại non yếu nên nếu không cẩn thận thì có thể phát sinh biến chứng nguy hiểm dẫn đến nhiễm trùng. 

Do đó ba mẹ không nên chủ quan khi bé bị viêm da dị ứng dù là nhẹ hay nặng.

Những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ em

Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ được chia thành nhiều loại, ở những vị trí và tính chất khác nhau, một số bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ nhỏ mà các mẹ cần lưu ý như sau.

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ em. Còn được gọi là bệnh chàm thể tạng với các biểu hiện như xuất hiện mẩn đỏ, ngứa ngáy nhất là ở những vùng da hay co duỗi như đầu gối, phía trước cổ, bên trong khuỷu tay,…

bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ em
Viêm da cơ địa là bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ em

Viêm da do tiếp xúc

Bệnh viêm da này thường xuất hiện khi những vùng da trên cơ thể tiếp xúc với một số tác nhân gây dị ứng như xà phòng, tinh dầu, các chất gây độc hại,…Biểu hiện của bệnh lý này là trẻ sẽ bị nổi phát ban trên da, nóng, có nọc, ngứa ngáy hoặc phồng to lên. 

Viêm da dị ứng ở mặt

Loại viêm da này bị bùng phát khi trẻ nhỏ tiếp xúc với các dị nguyên xung quanh môi trường khiến da bé nổi nhiều mụn nước, phát ban thành các mảng đỏ. Vị trí thường nổi mụn nhiều nhất là hai bên má, trán, cằm, vùng bên tai.

Bệnh viêm da này gây ngứa ngáy, thường kéo dài khoảng 2 – 3 tuần, có thể khiến da bé bị nứt nẻ, khô ráp, tróc vảy,…Nếu chạm vào mụn nước sẽ gây nên tình trạng đau rát.

Viêm da dị ứng do thời tiết

Loại viêm da do dị ứng thời tiết thường xuất hiện khi có sự thay đổi đột ngột, nhất là tại thời điểm giao mùa, trời quá nóng hoặc quá lạnh, độ ẩm cao hoặc ô nhiễm không khí,…Biểu hiện của bệnh lý này là do nổi ban đỏ, ngứa ngáy, có từng đám vảy khô. Vùng da bị viêm có thể bị sưng đỏ gây phù nề,…

bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ em
Bé bị viêm da do dị ứng thời tiết có thể gây ngứa ngáy, đóng vảy

Nguyên nhân của bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ em

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm da ở trẻ nhỏ. Trong đó nguyên nhân chính là do bé quá non nớt, mỏng manh, rất nhạy cảm nên dễ bị kích thích bởi các tác nhân gây dị ứng. Một số nguyên nhân chính của bệnh lý này mà các mẹ cần ghi nhớ như sau.

  • Di truyền: Do gia đình có tiền sử mắc các bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…
  • Tác động từ môi trường: bụi bẩn, lông thú cưng, phấn hoa, thay đổi thời tiết, trời quá lạnh, quá nóng, xà phòng, hóa chất,…
  • Dị ứng thức ăn: trứng, hải sản, đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn chứa các chất bảo quản gây kích ứng,…

Điều trị viêm da dị ứng ở trẻ em như thế nào?

Bệnh viêm da dị ứng khó chữa khỏi dứt điểm, các mẹ có thể tham khảo một số cách điều trị thông dụng nhất dưới đây.

Sử dụng thuốc

Những loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm da dị ứng cho bé là thuốc bôi da giúp dưỡng ẩm, chống viêm nhiễm, dưỡng ẩm,…Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng thuốc.

Tắm rửa hàng ngày cho bé

Tắm rửa hàng ngày không chỉ giúp làm sạch bụi bẩn và các tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài mà còn có công dụng làm ẩm da, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra khi tắm cho con, các mẹ cần chọn loại sữa tắm phù hợp, hạn chế dùng các loại có tính sát khuẩn cao khiến làm tổn thương làn da mỏng manh của trẻ.

Tránh các tác nhân gây dị ứng

Mẹ nên cho trẻ tránh xa các tác nhân gây dị ứng như khói bụi, lông động vật, phấn hoa,…Khi trời quá nóng hoặc quá lạnh thì không nên cho con ra ngoài, nếu phải ra ngoài thì mặc kín hoặc giữ ấm cho bé vào mùa đông.

Trên đây là toàn bộ những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ em, nguyên nhân và cách khắc phục. Mẹ bỉm sữa nên lưu ý để có cách điều trị cho con chuẩn xác nếu mắc phải bệnh lý này nhé.

G-N60GGSY5TX
Call Now Button